ĐỨNG SAU SỰ THÀNH CÔNG VANG DỘI CỦA PI NETWORK LÀ AI ?

ULU VENTURES LÀ CÁI TÊN ĐẦU TIÊN LỘ DIỆN
Mặc dù chưa được công bố chính thức từ phía dự án, tuy nhiên tên tuổi đã giấu mặt từ rất lâu và cung tiền cho Pi network vận hành đã được phát hiện thông qua danh mục đầu tư của chính Quỹ này, đó chính là Ulu ventures. Với mối liên hệ sâu sắc với đại học Stanford và Thung lũng Silicon, Ulu Ventures là một công ty đầu tư mạo hiểm.

Quỹ này đặc biệt sẽ đổ tiền cho các dự án ở giai đoạn hạt giống. Tức là khi vừa nảy sinh ra ý tưởng.
Ulu Ventures cũng là quỹ đầu tư mạo hiểm do Latina lãnh đạo đầu tiên ở Thung lũng Silicon và là một trong những công ty do Latina sở hữu lớn nhất trong nước. Khi nghiên cứu chuyên sâu hơn về Ulu, chúng tôi phát hiện đây là một Quỹ đầu tư rất khủng, với danh mục đầu tư rất đa dạng.

PHÁT HIỆN THÊM 2 QUỸ CỰC KHỦNG “CHỐNG LƯNG” CHO PI NETWORK
Một – DESIGNER FUND
Đây là một quỹ đầu tư còn khá mới, được thành lập vào khoảng năm 2011 và có trụ sở chính tại California, Mỹ. Mặc dù còn khá trẻ, nhưng Designer Fund cũng tập trung vào các công ty khởi nghiệp trong mảng công nghệ. Và Quỹ này cũng tham gia từ vòng Seed cho nhiều dự án.
Về phía blockchain, quỹ này hiện tại đã đổ tiền vào các dự án crypto như Harmony, Tosdis, Lossless, Iost, và Pinetwork.

Tổng quan lại thì đây là một quỹ đầu tư còn khá nhỏ và mới trong phân khúc quỹ đầu tư. Tổng cộng đến hiện tại Designer Fund mới chỉ đầu tư cho 32 dự án. Tổng số tiền chỉ mới 40 triệu đô. Tuy nhiên chúng tôi cũng dự đoán, Quỹ này ít nhất cũng đã đầu tư cho Pi network khoảng 500 ngàn – 1 triệu đô.
Hai – 137 VENTURES
Đây cũng là một quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại San Francisco. Nguồn lực tài chính của 137 rất khủng, với tổng giá trị quỹ đã vượt hơn 1,6 tỷ đô la.
137 nổi tiếng với việc đầu tư vào các công ty công nghệ từ giai đoạn đầu. Và Quỹ này đã từng rất thành công khi đổ tiền vào SpaceX và Spotify. Ngoài ra, các công ty nổi tiếng như Bird, AirBNB, Uber.. cũng đều là những kỳ lân đã được 137 đầu tư thành công.
Về phân khúc blockchain, ngoài Pi network thì 137 cũng đã từng đầu tư vào Uniswap, một kỳ lân rất thành công trên mạng ethereum.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhìn lại Top 3 các quỹ đầu tư đã từng rót tiền cho PCT phát triển mạng lưới Pinetwork. Nếu xếp theo thứ tự tăng dần tính theo tổng vốn và nguồn lực, thì có thể xếp hạng 3 công ty này như sau:
• Quỹ tầm trung: Designer Fund
• Quỹ lớn: Ulu Ventures
• Quỹ siêu lớn: 137 Ventures.

Như chúng tôi đã chia sẻ trước đây, Pi network đã hoạt động trong một khoản thời gian gần 6 năm, điều này cũng sẽ ngốn khá nhiều ngân sách để duy trì bộ máy.

Ví dụ như chi phí nhân sự, cơ sở hạ tầng, máy chủ server, máy Node,…
Để có thể xây dựng được dự án như hiện tại, chúng tôi ước tính con số mà Pi đã tiêu tốn phải lên tới 500.000 – 1 triệu đô tiền mặt. Vì chỉ riêng các giải thưởng của hackathon đã là 200.000 đô.
Chắc chắn các quỹ này đã ký kết hợp tác với Nicolas và Core team, để phát triển Pi network và sở hữu cổ phần của dự án. Cụ thể các quỹ sẽ sở hữu một lượng Picoin theo Tokenomic. Ngoài ra Ulu còn có thể sẽ sở hữu các máy node khi dự án đi vào mainnet mở hoàn toàn. Là một thành phần của toàn ngành Blockchain, bên cạnh những đặc tính về kỹ thuật, Pi network cũng sẽ sở hữu những đặc tính về tài chính và chịu sự tác động chung của nền kinh tế.

Vì lẽ đó, sở hữu những kiến thức và thông tin về blockchain, kinh tế và đầu tư tài chính là một điều không thể thiếu đối với các Pioneer.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Nội dung trên website chỉ nhầm mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư tài chính.

Các link liên kết uy tín của Pinetwork24h được liệt kê bên dưới. Hãy cẩn thận với các link lạ và giả mạo:
– Zalo: https://zalo.me/g/xfmnkl198
– Facebook: https://www.facebook.com/groups/thegioipinetwork2023
– Youtube:
https://www.youtube.com/@PiNetwork24h
– Telegram: https://t.me/telepinetwork24h