Các thuật ngữ cơ bản của Pi Network

Khi mới gia nhập vào không gian Pi Network, nhiều anh em chắc hẳn sẽ còn lạ lẫm với các khái niệm như Vòng tròn bảo mật, Pi Browser, Open mainnet, trong bài viết ngày hôm nay, hãy làm rõ tất cả các khái niệm cơ bản về Pi Network, từ đó giúp anh em hiểu rõ hơn về dự án, và tham gia một cách hiệu quả hơn vào mạng lưới Pi Network.

  1. Pi Network: Pi Network là dự án về tiền điện tử ra đời từ năm 2019 với người sáng lập là TS Nicolas Kokkalis, được cho là đến từ Đại học Stanford (Mỹ). Dự án được quảng cáo có thể “đào” miễn phí trên điện thoại bằng ứng dụng Pi Network. 
  2. Picoreteam (PCT): Picoreteam là đội ngũ sáng lập blockchain pi, xây dựng và duy trì hệ sinh thái piPCT là một tổ chức (công ty) có người đại diện pháp nhân (không nhất thiết phải là Nicolas).
  3. Pi Wallet (Ví Pi): là địa chỉ ví Pi Network dùng để giao dịch và chuyển Pi giữa các tài khoản Pi trong hệ thống với nhau. Đây là địa chỉ duy nhất cho mỗi tài khoản tham gia đào Pi. Khi tạo Pi Wallet bạn sẽ được cung cấp 12 từ tiếng Anh theo thứ tự. Đó là cụm từ để mở mã khóa Pi Wallet rất quan trọng. Do đó bạn hãy sao lưu 12 từ khóa đó vào một nơi thật an toàn.
  4. Pi coin: chính là tiền mã hoá mà chúng ta đang khai thác hàng ngày bằng điện thoại. Picoin được dùng để chi tiêu và lưu vết lịch sử giao dịch trên blockchain Pi. Picoin được đúc sẵn nguồn cung trước khi lên mainnet. Picoin rất có thể không đúc thêm sau mainnet
  5. Pioneer: Người tiên phong Những thành viên ban đầu của mạng lưới Pi Network (1 trong 4 vai trò của Pi Network)
  6. Ambassador: Đại xứ Pi, bạn trở thành Đại sứ khi mời được từ 7 thành viên trở lên tham gia vào mạng lưới Pi Network (Đây là 1 trong 4 vai trò của hệ sinh thái Pi)
  7. Vòng Tròn Bảo Mật (VTBM): Vòng tròn bảo mật( có tên tiếng Anh là Security Circle, là một nhóm 3-5 người đáng tin cậy được xây dựng bởi mỗi thành viên của Pi). Vòng tròn bảo mật bảo mật tiền tệ bắng cách xây dựng một biểu độ tin cậy toàn cầu nhắm ngăn chặn các tác nhân xấu thực – hiện các giao dịch gian lận.
  8. KYC – Know Your Customer: Là bước xác minh danh tính người dùng bằng các giấy tờ như Passport (hộ chiếu), CMND, thẻ căn cước…sẽ được Pi yêu cầu. Bạn cần KYC thành công mới có thể giao dịch Pi. Đây là một quá trình được luật pháp bắt buộc, kèm theo là luật chống rửa tiền AML.
  9. Pi Browser có thể hiểu là một trình duyệt riêng dành cho Pi Network. Trong Pi Browser chứa đựng đầy đủ các ứng dụng mà Pi đang hoạt động.
  10. Blockchain Pi: Gồm Node và supernode (chạy bằng máy tính) phân tán toàn cầu dùng để xác nhận và lưu chứa giao dịch tiền picoin. Hệ thống này gọi là mạng pi, sẽ chạy vĩnh viễn mà ko ai có quyền riêng sửa đổi hay can thiệp vào các giao dịch! Ai dùng máy tính chạy node hoặc supernode sẽ được trả thưởng bằng Pi, phần thưởng là động cơ để mọi người duy trì mạng node toàn cầu. Nếu sửa đổi mạng pi cần bỏ phiếu tối thiểu (có thể > 50% toàn mạng pi) mới được chỉ định sửa đổi. PCT sẽ đại diện sửa đổi! Blockchain Pi là mã nguồn mở khi mainnet, ai cũng có thể đọc được những gì diễn ra trên mạng pi hàng ngày/giờ/phút/giây. Vì tính chất như vậy nên Pi rất công khai minh bạch!
  11. Node/ Supernode: Node là các nút giúp lưu trữ, truyền tải và bảo quản dữ liệu blockchain, vì vậy về mặt lý thuyết, một blockchain tồn tại trên các node. Tất cả các node trên một blockchain được kết nối với nhau, chúng liên tục trao đổi dữ liệu mới nhất với nhau để tất cả các node luôn được cập nhật. Supernode được hiểu là một điểm phân phối lại thực hiện vai trò là một nguồn dữ liệu, một cầu giao tiếp, quyết định sự đồng thuận trong các giao dịch. SuperNodes được lựa chọn bởi Core Team và cần có kết nối Internet őn định, liên tục 24/7.
  12. Hệ sinh thái Pi network: là nơi lưu trữ và xây dựng các app và daap. Chúng được lưu trên máy chủ tập trung mà PCT (picoreteam) quản lý. Hệ sinh thái pi giúp cộng đồng pi giao tiếp , trao đổi, mua bán … với nhau, trong đó Picoin là đồng tiền dùng để chi tiêu trên hệ sinh thái này. Hệ sinh thái do PCT quản lý và toàn quyền định đoạt.
    Các app/Dapp trên hệ sinh thái được quyền tự do sửa chữa nhưng vẫn phải qua kiểm duyệt của PCT
  13. Testnet (mạng thử nghiệm): là một phiên bån Blockchain dành cho các nhà phát triển nhằm thử nghiệm các tính năng trước khi đưa sản phẩm thành mô hình phân tán.
  14. Mainnet: gọi là mạng chính hoặc mạng Pi. Pi lên mainnet nghĩa là PCT công bố mã nguồn mở và để blockchain Pi chạy độc lập vĩnh viễn nhờ hệ thống node và supernode toàn cầu. Khi chưa mainnet PCT vẫn quản lý và có quyền sửa chữa. Sau khi mainnet, PCT không có quyền sửa chữa, PCT chỉ có vai trò đại diện cho cộng đồng và thay mặt cộng đồng Pi sửa chữa mạng pi (khi có biểu quyết quá bán từ cộng đồng pi thông qua hình thức bỏ phiếu).
  15. GCV (Global Consensus Value – Giá trị đồng thuận toàn cầu): Đây là một phong trào được đề xuất bởi một nhóm người Trung Quốc và đã lan rộng ra toàn cầu. GCV đưa ra mức đồng thuận 1 Pi = $314159. Mức đồng thuận được cho là không tưởng đối với nhiều người khi mà việc khai thác miễn phí đồng Pi vẫn còn dễ dàng.
  16. Pi IOU (I owe you- tôi nợ bạn): Đây là một loại tài sản do sàn tự định nghĩa, dưới dạng hợp đồng tương lai hứa hẹn trao đổi với Pi hợp lệ khi mở Open Mainnet. Pi-IOU này có mục đích để thu hút các trader nhảy vào mua/bán giúp sàn kiếm phí và kiếm lời. Pi-IOU trong giai đoạn Enclosed Mainnet này không liên quan gì đến Pi trên Pi Blockchain.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Nội dung trên website chỉ nhầm mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư tài chính.

Các link liên kết uy tín của Pinetwork24h được liệt kê bên dưới. Hãy cẩn thận với các link lạ và giả mạo:
– Zalo: https://zalo.me/g/xfmnkl198
– Facebook: https://www.facebook.com/groups/thegioipinetwork2023
– Youtube:
https://www.youtube.com/@PiNetwork24h
– Telegram: https://t.me/telepinetwork24h