KYC CỦA NICOLAS ĐÃ ĐI TRƯỚC THỜI ĐẠI NHƯ THẾ NÀO?

Để sở hữu 1 tài khoản Pi thì bạn phải được duyệt KYC. Tuy nhiên, hacker có thể tấn công và kiểm soát tài khoản của Pioneers khi xác minh. Vậy Pi KYC đã bảo vệ người dùng như thế nào?

Thời đại công nghệ 4.0 đã phát triển rất nhanh, kéo theo đó là những tiện ích giúp người dùng thuận tiện hơn trong các giao dịch tài chính, song song với đó là những chiêu trò lừa đảo. Và nó đã phát triển ngày một tinh vi hơn. Để tấn công vào tài khoản của người dùng, bọn hacker phải chiếm được quyền kiểm soát tài khoản. Và để có được quyền này thì phải vượt qua được KYC. Công nghệ KYC từ lâu đã phát triển mạnh mẽ nhờ vào công nghệ AI, nhưng cũng chính AI đã cung cấp cho hacker tính năng deepfake để gian lận được các kiểu KYC này.

Từ phía Pi network, để sở hữu 1 tài khoản của dự án thì bạn cũng phải được duyệt KYC. Và từ lâu công nghệ KYC do chính Pi network phát triển cũng là 1 câu chuyện tốn không ít giấy mực. Đáng chú ý nhất là gần đây, công nghệ giả mạo KYC để ăn cấp tài khoản đã không vượt qua được cơ chế KYC của Pi network.

Vậy thật sự KYC của Pi có điểm gì ưu việt, tại sao Nicolas có thể dự phóng được những rủi ro về mặt công nghệ từ rất lâu về trước. Điều này sẽ giúp Pi network phát triển thế nào trong thời gian sắp tới và Pioneer có thể đóng góp điều gì cho sự phát triển này.

Xin mời các Pioneer cùng chúng tôi phân tích chuyên sâu hơn thuật toán KYC trên Pi network, qua nội dung này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp các Pioneer có thêm cái nhìn toàn cảnh về mặt công nghệ và kỹ thuật của dự án mà Pioneer đang ủng hộ.

DEEPFAKE TẤN CÔNG VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

KYC online còn được gọi là eKYC, đây là việc xác minh danh tính của người dùng thông qua việc ứng dụng công nghệ điện tử. Giải pháp này sử dụng dữ liệu hình ảnh, video chân dung và giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD/Hộ chiếu, thường được dùng trong các dịch vụ trực tuyến.

Hai dữ liệu quan trọng nhất trong eKYC là ảnh giấy tờ và khuôn mặt. Để xác minh một người là thật, công cụ sẽ so sánh khuôn mặt của họ với ảnh trên giấy tờ, đồng thời yêu cầu người dùng chứng minh khuôn mặt đó là dữ liệu “sống”, bằng cách thực hiện các cử động theo yêu cầu, như nghiêng trái phải, ngẩng lên, cúi xuống.

Kẻ gian có thể tạo deepfake giả hình ảnh của người dùng và chèn vào giữa quá trình xác thực danh tính eKYC trực tuyến để chiếm tài khoản từ các thao tác này.

Kẻ tấn công thường thực hiện cuộc tấn công trung gian MitM (Man-in-the-Middle), can thiệp vào giữa giao tiếp của người dùng (thường là trên điện thoại) và máy chủ, để đưa dữ liệu deepfake vào xác thực.

Từ khuôn mặt có sẵn qua một cuộc gọi video, kẻ tấn công có thể đưa chúng vào giấy CCCD, ghép vào thân hình một người cử động để lừa công cụ eKYC và được hệ thống nhận định là “người thật”.

Ngoài ra, một kiểu khai thác khác là dùng phần mềm giả lập điện thoại trên máy tính và kết nối “camera ảo”, hoặc “chèn phần cứng” vào trong một chiếc điện thoại di động bị thay thế bằng một bộ chuyển đổi HDMI kết nối tới máy tính.

Bằng các thủ đoạn này, hacker đã có thể hack được tài khoản người dùng.

KYC CỦA PI NETWORK CÓ GÌ NỔI BẬT?

Giờ chúng ta đã hiểu về tình trạng ăn cắp dữ liệu KYC mà ngành tài chính đang gặp phải, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích điểm ưu việt mà công nghệ KYC của Pinetwork đã giải quyết được vấn nạn này như thế nào.

Theo PCT, Pi Network đã thiết kế giải pháp KYC cho riêng mình, tiết kiệm tài chính và phạm vi tiếp cận đến toàn cầu. Thậm chí còn chống lại được các hacker đang sử dụng deepfake KYC.

Pi KYC kết hợp tự động hóa máy móc (Al) với xác minh từ con người. Yếu tố con người ở đây được PCT gọi là công nghệ “siêu cục bộ”. Nó được cung cấp bởi chính cộng đồng Pioneer khi họ thực hiện KYC chính xác và hiệu quả cho hơn 50 triệu thành viên toàn cầu. Có thể gọi nó là công nghệ KYC bán Phi tập trung. Cụ thể là:

  • AI chịu trách nhiệm xử lý hình ảnh, trích xuất văn bản, phát hiện ID giả, kiểm tra và so sánh hình ảnh. 
  • Trong khi đó, việc xác minh từ con người được xử lý bởi các cá nhân Pioneer đã thông qua KYC ở các lần trước. Họ sẽ kiểm tra dữ liệu đã được xử lý lại qua AI của các thành viên khác, do đó có thể ngăn chặn các cá nhân tạo tài khoản giả.

Hiện các nhóm xác thực này đã hoạt động tại hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Tổng cộng có đến 125.000 Pioneer xác thực đáng tin cậy, xác thực các ứng dụng KYC trên toàn cầu, những nỗ lực của họ sẽ được đền đáp bằng Pi thưởng Bonus.

Như vậy, ngoài việc ngăn chặn các tài khoản spam và tác nhân xấu, Pi KYC vừa giúp dự án tuân thủ quy định pháp luật, vừa giúp phát triển cộng đồng thịnh vượng của mình. Trong thời đại của Al, PiNetwork đã xây dựng một giải pháp KYC có thể mở rộng phi tập trung, kết hợp tự động hóa máy móc với xác minh của con người từ nguồn lực cộng đồng để tạo ra một giải pháp hiệu quả, tiết kiệm và nhanh chóng.

Về phía Pioneer, nếu là 1 thành viên của dự án và muốn đóng góp tích cực, các bạn hãy thật cẩn trọng khi duyệt các đơn KYC cho người dùng. Đảm bảo đúng và chính xác, để gia tăng tính minh bạch cho dự án Pi network. Đảm bảo chỉ có người thật mới có thể khai thác và nhận được Pi coin mainnet.

Chúng tôi xin mời các bạn tham gia vào nhóm Facebook và theo dõi website kiến thức chuyên về Pi Network. Có rất nhiều kiến thức, tin tức cần thiết được chúng tôi cập nhật tại các kênh này. Bạn cần cập nhật giá Pi hiện tại, hãy theo dõi tại đây. Link tham gia các nhóm sẽ nằm ngay bên dưới bài viết.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Nội dung trên website chỉ nhầm mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư tài chính.

Các link liên kết uy tín của Pinetwork24h được liệt kê bên dưới. Hãy cẩn thận với các link lạ và giả mạo:
– Zalo: https://zalo.me/g/xfmnkl198
– Facebook: https://www.facebook.com/groups/thegioipinetwork2023
– Youtube:
https://www.youtube.com/@PiNetwork24h
– Telegram: https://t.me/telepinetwork24h